Tại sao phụ nữ mang thai bị rạn da? Cách phòng ngừa

phụ nữ mang thai bị rạn da là hiện tượng phổ biến ở mẹ bầu. Do đó, bạn nên tìm hiểu vấn đề này nhằm hạn chế các vết rạn xuất hiện, đồng thời sớm lấy lại làn da mịn màng sau khi sinh.

1. Rạn da khi mang thai xuất hiện khi nào?

Để có thể tận hưởng niềm hạnh phúc khi được làm mẹ thì cơ thể người phụ nữ sẽ phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ tổn hại sức khỏe, trong đó, rạn da khi mang thai là hiện tượng khá phổ biến gây ra sự mất thẩm mỹ và lo lắng cho mẹ bầu.

Các vết rạn da khi mang thai thường xuất hiện khi trọng lượng cơ thể người mẹ tăng nhanh hơn so với mức độ co giãn của da bụng. Đa số các mẹ bầu thường bị rạn da tại vị trí ngực và bụng, tiếp đó là cánh tay, mông hoặc bắp đùi. Tùy vào cơ địa của mỗi người mà vết rạn sẽ có màu tím hoặc đỏ, trắng rồi dần dần chuyển thành màu xám, đen sau khi sinh.

Đa số mẹ bầu không thể biết hiện tượng rạn da khi mang thai xuất hiện khi nào, tùy theo cơ địa của từng người, theo thống kê thì đến 90% phụ nữ trong thời kỳ mang thai gặp phải hiện tượng rạn da khi bước sang tháng thứ 6 – 7 của thai kỳ, các vết rạn da sẽ lớn dần và nhiều hơn khi tuổi thai càng lớn và cân nặng của mẹ càng tăng nhanh.

Màu sắc của các vết rạn da khi mang thai sẽ phụ thuộc vào làn da của mỗi người. Ví dụ, nếu da của mẹ bầu thuộc loại sáng màu thì các vết rạn thường có màu hồng và nếu làn da sẫm màu hơn thì các vết rạn thường sáng hơn cả màu da của họ.

2. Nguyên nhân gây rạn da khi mang thai

Thay đổi về cân nặng.

Trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ thường có xu hướng tăng cân, nếu quá trình tăng cân diễn ra đều đặn và đúng mức thì sẽ ít có nguy cơ bị rạn da.
Trái lại, việc tăng cân tăng cân đột ngột và quá mức là dấu hiệu cho thấy khả năng rất cao những vết rạn da sẽ xuất hiện.
10 – 12 kg là số cân nặng lý tượng mà bạn có thể tăng lên trong quá trình mang thai (số cân nặng cần tăng sẽ có sự thay đổi theo cân nặng lúc bạn bắt đầu mang thai).
Cuối cùng, những người trước khi mang thai bị dư cân nặng có nguy bị rạn da cao hơn khi mang thai so với những người có cân nặng lý tưởng.

Thay đổi về hormone.

Dù không lớn nhưng sự thay đổi về hormone của cơ thể phụ nữ khi mang thai có liên quan đến những vết rạn da. Các hormone này mang nhiều hơn vào da khiến các liên kết của collagen bị ảnh hưởng. Hệ quả là da dễ bị rạn nứt hơn khi bị kéo căng.

Kích cỡ chu vi bụng bầu.

Có một điều rõ ràng là những người mang thai với 2 em bé trở lên hoặc có chu vi bụng lớn thì nguy cơ da bị rạn là rất cao.
Kích thước bụng lớn đồng nghĩa với lực kéo căng tác động lên da càng mạnh khiến các liên kết của lớp hạ bì dưới da bị phá vỡ.
Đây là một trong những tác nhân chủ yếu của những vết rạn da trên bụng bà bầu.

Tham khảo:

Rạn da ở mông có trị được không? nguyên nhân và cách chữa trị

5 cách làm mờ rạn da sau sinh hiệu quả dành cho các mẹ bị rạn

Cách phòng ngừa vết rạn khi mang thai

Dù gần như chắc chắn bạn sẽ gặp phải tình trạng rạn da trong thai kỳ, nhưng vẫn có nhiều cách giúp bạn hạn chế sự xuất hiện của các vết rạn. Đồng thời, những cách sau cũng sẽ giúp việc làm mờ vết rạn da sau sinh dễ dàng và hiệu quả hơn.

1. Chế độ ăn uống

Cân đối chế độ dinh dưỡng khi mang thai sẽ đảm bảo cho cả bạn và thai nhi đều được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và vitamin cần thiết cho thai kì. Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp dùng thêm các thực phẩm tăng cường sức khỏe cho làn da cũng như những món ăn có thể cải thiện tính đàn hồi, từ đó ngăn chặn các vết rạn xuất hiện.

Một số gợi ý cho bạn bao gồm:

  • Thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa để giúp bảo vệ và nuôi dưỡng làn da của mẹ bầu, ví dụ như dâu tây, việt quất và cải bó xôi;
  • Thực phẩm giàu vitamin E để bảo vệ các màng tế bào da. Bạn có thể tìm thấy vitamin E trong cải rổ, bông cải, bơ, các loại hạt và các loại quả hạch;
  • Thực phẩm giàu vitamin A như ớt chuông đỏ, khoai lang, cà rốt, bí và xoài. Loại vitamin này có tác dụng hồi phục các mô da bị tổn thương do rạn. Tuy nhiên, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng hấp thu thích hợp để tránh tác dụng phụ không tốt.
  • Một nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung lượng vitamin D dồi dào cho cơ thể có thể giảm nguy cơ bị rạn da. Cách dễ nhất để bạn hấp thu vitamin D là thông qua ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, các thực phẩm như ngũ cốc, lòng đỏ trứng, gan bò hay các sản phẩm từ sữa cũng rất giàu vitamin D.
  • Các món ăn giàu omega-3 và omega-6 sẽ giúp mẹ bầu có làn da mịn màng và giữ tế bào da khỏe mạnh. Bạn có thể tìm thấy những chất này trong cá hồi, dầu cá hoặc quả óc chó
  • Kẽm là loại khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng làn da cũng như có tác dụng rất tốt giúp ngăn ngừa mụn. Bạn đừng bỏ qua thực phẩm giàu dưỡng chất như chocolate đen, ngũ cốc và các loại hạt nhé.

2. Duy trì độ ẩm cho da

Làn da được cấp ẩm thường xuyên sẽ luôn dẻo dai, giảm được nguy cơ bị rạn da khi căng giãn quá mức.

Nếu bạn đang phải đối mặt với chứng bị rạn da khi mang bầu thì nên chú trọng bôi kem dưỡng ẩm cho da thường xuyên, ít nhất mỗi ngày 2 lần. Lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên sẽ đảm bảo an toàn cho làn da cũng như thai nhi trong bụng.

Bôi kem dưỡng ẩm hàng ngày giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị rạn da khi mang bầu

Ngoài việc thoa kem dưỡng ẩm, bà bầu cũng nên chú ý tăng lượng chất lỏng tiêu thụ. Duy trì uống mỗi ngày 2,5 – 3 lít nước để các tế bào da luôn ngậm đủ nước và có khả năng chịu đựng tốt hơn trước áp lực căng giãn của da.

3. Kiểm soát tốt cân nặng khi mang thai

Đây là giải pháp đơn giản có thể giúp chống rạn da cho bà bầu hữu hiệu. Để các vết rạn da không tiếp tục xuất hiện hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, cần chú ý kiểm soát trọng lượng cơ thể của mình, không để tăng cân quá mức.

Trung bình, mẹ bầu chỉ nên tăng từ 10 – 15 kg trong suốt thai kỳ. Nói chuyện với bác sĩ khoa sản hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ ăn uống cũng như vận động để có mức tăng cân hợp lý trong thai kỳ, hạn chế những thiệt hại về da.

Trên đây là những cách phòng chống rạn da cho phụ nữ mang thai bị rạn da đơn giản, dễ thực hiện. Hãy bắt đầu nên kế hoạch áp dụng ngay từ hôm nay để các vết rạn da không còn là nỗi ám ảnh của bạn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

News Reporter