Tình trạng rạn da thường xảy ra nhiều ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, hiện nay ngay cả thanh thiếu niên cũng dễ mắc phải rạn da ở độ tuổi dậy thì khiến bạn thiếu tự tin. Vậy cần phải làm gì khi gặp phải tình trạng này.
Rạn da tuổi dậy thì là gì?
Các vết rạn da có thể bắt đầu với nhiều màu khác nhau, chẳng hạn như đỏ, hồng, tím hoặc nâu, sau đó mờ dần theo thời gian và để lại một đường màu bạc mỏng hoặc có thể mờ nhạt không dễ phát hiện. Trong giai đoạn đầu, bạn có thể cảm thấy có vết lõm trên da khi lướt ngón tay qua vết rạn da.
Thực chất, rạn da là một hiện tượng bình thường của tuổi dậy thì, xảy ra ở cả nam và nữ. Tuổi dậy thì thường khiến cho một người phát triển hoặc tăng cân nhanh chóng, làm xuất hiện các vết rạn da trên cơ thể. Hầu hết, các vết rạn da ở nữ giới đang dậy thì thường tập chung chủ yếu ở các bộ phận như ngực, đùi, hông và mông. Trong đó, nguy cơ rạn da ở nữ giới thường có xu hướng cao hơn so với nam giới.
Nguyên nhân rạn da tuổi dậy thì
Nguyên nhân gây rạn da tuổi dậy thì là do sự thay đổi bất thường trong tế bào cơ bản của da. Ở giai đoạn đầu, những vết rạn da xuất hiện dần dần, ban đầu là màu hồng sau đó chuyển sang màu đỏ, và theo thời gian phát triển chúng sẽ chuyển sang màu tím nhẹ và cuối cùng thành vết nhăn mỏng màu trắng mờ.
Hormon cũng liên quan trong việc gây ra vết rạn. Những thay đổi về hormon gây hạn chế tính đàn hồi của da khiến tình trạng rạn da càng mạnh.
Rạn da tuổi dậy thì thường xuất hiện ở đâu?
Rạn da thường xuất hiện trên những vùng có các cơ hoạt động mạnh hoặc vùng dễ mất chất béo nhanh:
- Đùi và vú
- Lưng
- Cánh tay
Tham khảo thêm:
Điều trị rạn da ở tuổi dậy thì như thế nào?
Điều trị rạn da ở tuổi dậy thì bạn có thể thực hiện theo những cách sau đây:
Tập thể dục đều đặn
Tập thể dục, vận động cơ bắp nhiều không chỉ giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ mà đây còn là phương pháp rất tốt giúp điều trị rạn da ở tuổi dậy thì. Bởi tập thể dục sẽ giúp ngăn sự tăng cân và tiêu hao mỡ ở trẻ.
Uống nhiều nước
Khi cơ thể đủ nước, da sẽ mềm mại và vết rạn dần mờ đi. Do đó, hãy nên uống đủ 8 ly nước một ngày để có làn da khỏe mạnh, làm mờ vết rạn da
Tìm hiểu thêm: Cách trị rạn da mông khi mang thai Tại Đây
Bổ sung thức ăn tốt cho sức khỏe
Nên ăn những thực phẩm có chứa nhiều chất vitamin A và C. 2 vitamin này rất tốt trong việc điều trị các vết rạn da. Thực phẩm giàu vitamin A và C giúp tạo collagen và elastin hơn cho cơ thể có trong cam, bưởi, sữa, quả đào… để sản xuất collagen và elastin cho cơ thể. Đây là 2 thành phần quan trọng để chữa vết rạn da.
Dùng những sản phẩm kem bôi bán trên thị trường trị rạn da
Dùng thuốc bôi ngay khi các vết rạn mới xuất hiện sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Chỉ cần xoa đều lên các vùng da bị rạn hằng ngày trước khi đi ngủ sẽ giúp khôi phục độ đàn hồi cho da và hoạt động của các tế bào biểu bì da.
Rạn da tuổi dậy thì không gây nguy hiểm tới sức khỏe, chỉ ảnh hưởng 1 chút tới tính thẩm mỹ, vì vậy không cần quá lo lắng. và cũng có thể thực hiện những cách trị rạn da ở nhà mà bất kỳ ai cũng có thể thực hiện được.