Rạn da mang thai là nỗi ám ảnh của nhiều mẹ bầu vì nó có thể để lại vết sẹo xấu sau khi sinh. Chính vì thế, mẹ luôn tìm kiếm những biến pháp phòng ngừa và khắc phục hiệu quả để có thể hạn chế tối đa tình trạng này.
Vì sao bạn bị rạn da khi mang thai?
Vết rạn da xuất hiện khi trọng lượng cơ thể bạn bắt đầu tăng nhanh hơn so với mức độ co giãn của da. Hai khu vực thường có nhiều vết rạn da nhất trong thời gian mang thai là ngực và bụng, tiếp đến là cánh tay, mông và bắp đùi. Các vết rạn sẽ có màu tím hoặc đỏ và từ từ chuyển thành màu xám hoặc đen sau khi mẹ bầu sinh con.
Theo nghiên cứu 90% phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng rạn da vào khoảng tháng thứ 6 – 7 của thai kỳ.
Yếu tố di truyền đóng vai trò không nhỏ trong việc quyết định liệu bạn có bị rạn da hay không. Nếu mẹ bạn từng bị rạn da khi mang thai, bạn có nguy cơ gặp tình trạng tương tự.
Màu sắc của các vết rạn sẽ phụ thuộc vào làn da của mỗi người. Theo Hiệp hội Thai kỳ Hoa Kỳ, nếu da bạn sáng màu, các vết rạn thường màu hồng. Đối với phụ nữ có làn da sẫm màu hơn, vết rạn thường sáng hơn màu da của họ.
Ngăn ngừa rạn da khi mang thai như thế nào?
Tham khảo:
Tại sao phụ nữ mang thai bị rạn da? Cách phòng ngừa
Rạn da ở mông có trị được không? nguyên nhân và cách chữa trị
Hầu như mẹ bầu nào cũng sẽ gặp phải hiện tượng rạn da khi mang thai, tuy nhiên, vẫn còn nhiều phương pháp có thể giúp hạn chế sự xuất hiện của các vết rạn và đồng thời làm mờ vết rạn sau sinh nhanh chóng, đó là:
- Xây dựng chế độ ăn uống tốt cho da, cải thiện tính đàn hồi, từ đó ngăn chặn các vết rạn da khi mang thai xuất hiện như: Dâu tây, việt quất, cải bó xôi, thực phẩm giàu vitamin E, vitamin A, món ăn giàu omega-3, omega-6…
- Uống nhiều nước để giúp giải độc cơ thể và giữ các tế bào da được mềm và ẩm hơn, từ đó giúp da khỏe đẹp và giúp cho các vết rạn da khi mang thai nhanh chóng biến mất sau thời gian sinh nở.
- Tập luyện thường xuyên trong thai kỳ để giúp giữ độ đàn hồi của da thông qua việc cải thiện tuần hoàn máu và giúp duy trì cân nặng hợp lý. Mẹ bầu chỉ nên thực hiện những bài tập phù hợp với phụ nữ mang thai, nhẹ nhàng, không tốn quá nhiều sức.
- Kiểm soát cân nặng hợp lý
- Cẩn trọng khi lựa chọn sữa tắm, dầu gội hay các sản phẩm chăm sóc da trong suốt thai kỳ
- Lựa chọn tinh dầu thiên nhiên để dưỡng da và tẩy tế bào chết cho da
- Nên dùng kem chống nắng khi ra ngoài đường, đặc biệt là vùng ngực, mặt và bụng hoặc những nơi dễ bị rạn.
Rạn da khi mang thai thường xuất hiện ở khoảng 3 tháng giữa thai kỳ, để giảm thiểu tình trạng rạn da mẹ bầu cần có những biện pháp phòng tránh ngay từ khi mang thai. Ở giai đoạn này mẹ bầu không chỉ bị rạn da mà còn có thể bị tiểu đường thai kỳ, dấu hiệu doạ sinh sớm… Vì vậy, 3 tháng giữa thai kỳ thai phụ cần chú ý:
- Tầm soát dị tật thai nhi toàn diện bằng kỹ thuật siêu âm 4d vượt trội
- Tầm soát tiểu đường thai kỳ, tránh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé
- Kiểm soát cân nặng của mẹ hợp lí để đánh giá tình trạng sức khỏe của thai phụ và sự phát triển của thai nhi.
- Hiểu rõ dấu hiệu dọa sinh sớm (đặc biệt ở những người mang đa thai hoặc có tiền sử sảy thai, sinh non) để được điều trị giữ thai kịp thời.
Các biện pháp chăm sóc vết rạn da
Thực tế là không có cách nào để ngăn ngừa rạn da, cho dù bạn dùng bất cứ một loại kem dưỡng da hay kem dưỡng ẩm nào.
Tuy nhiên, phụ nữ hoàn toàn có thể chăm sóc da khi mang thai để hạn chế các vết rạn da thấp nhất có thể bằng cách giữ da luôn có độ ẩm cần thiết với các loại kem dưỡng da hoặc kem dưỡng ẩm Xoa bóp kem, dầu vào các vết rạn da sẽ không làm cho các dấu hiệu biến mất. Tuy nhiên, sử dụng chúng sẽ giúp làn da của bạn mịn màng và săn chắc hơn. Chúng ta không cần phải sử dụng các loại kem hoặc dầu đắt tiền. Kem dưỡng da có nguồn gốc từ vtamin A, chẳng hạn như tretinoin (Retin-A), có thể có tác dụng nhỏ đối với các vết rạn da.
Theo năm tháng, các vết rạn sẽ mờ dần thành các vệt mịn gần với màu da của bạn hơn. Bạn có thể không thích vẻ ngoài của vết rạn da của bạn bây giờ, nhưng chúng sẽ có vẻ tốt hơn rất nhiều trong khoảng một năm.
Các mẹ bỉm sữa có thể thử thực hiện các bài tập hoạt động, thể dục trên các khu vực có vết rạn da của cơ thể. Mặc dù các hoạt động này không giúp các vết rạn biến mất hoàn toàn nhưng nó sẽ giúp làn da ở khu vực bị rạn sáng lên.
Khi mẹ có chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp với tập thể dục, chắc chắn cơ thể cũng như làn da của mẹ bầu sẽ trở nên tốt và săn chắc hơn.
Lưu ý, các mẹ không nên mua các loại kem thuốc nào trên mạng nếu như không được bác sĩ khuyên dùng, vì nó có thể chứa chất tretinoin. Khi chưa biết chính xác thành phần, tác dụng của các loại kem này, chúng có thể gây nguy hiểm đến cơ thể và làn da của các mẹ, đặc biệt đối với phụ nữ đang mang thai. Tretinoin được biết là chất gây ra dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh. Cho đến khi vết rạn da của bạn mờ dần, bạn có thể sử dụng lớp trang điểm để che giấu các vùng rạn trên da.
Những vết rạn da mang thai cũng chính là những dấu vết thiêng liêng của người làm mẹ. Tuy nhiên, nếu điều này làm bạn thiếu tự tin vào vẻ đẹp của mình, mình mong rằng những bí quyết trên đây có thể giúp bạn nhanh chóng lấy lại làn da mịn màng nhé!