Cách làm mờ vết rạn da ở chân nào hiệu quả nhất có thể giúp bạn đánh bay những vết rạn cứng đầu này. Khi mà bị rạn da ở chân luôn khiến bạn khó chịu và mất tự tin trong cuộc sống. Vì vậy hãy bỏ ra 3 phút để tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến tình trạng rạn da này? Cũng như gợi ý cách làm mờ vết rạn da ở chân và một vài lưu ý trong quá trình làm mờ vết rạn này được nhiều chị em chia sẻ nhé.
Rạn da chân như thế nào?
Rạn da chân là những vết rạn da xuất hiện ở phần đầu gối, phần gấp giữa đầu gối và đùi hoặc thường gặp nhất là ở bắp chân. Rạn da chân tuy không gây nguy hiểm nhưng sẽ gây mất thẩm mỹ và đương nhiên không ai muốn da mình trông loang lổ các vệt da không đều màu.
Không chỉ có phụ nữ mới bị rạn da chân, ngay cả nam giới cũng bị rạn da. Vậy, lý do gì khiến bạn bị rạn da chân?
Nguyên nhân rạn da chân
Collagen là loại protein đóng vai trò chính của mô liên kết và dồi dào nhất trong cơ thể con người. Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng collagen có trong xương, cơ, gân và da người. Hầu hết các collagen đều có phân tử đóng xoắn tạo thành những sợi nhỏ dài và mỏng mang lại độ đàn hồi và sức căng do da.
Trong cơ thể con người, collagen rất mạnh mẽ và linh hoạt. Có ít nhất 16 loại collagen. Những collagen này có chức năng gắn kết mô cơ thể lại thành một hệ thống liên kết vững chắc.
Rạn da chân rất dễ nhận thấy và nam hay nữ cũng đều có thể bị
Do đó, nếu cơ thể thiếu hụt collagen thì những vết rạn da sẽ xuất hiện khi da bị tác động căng quá mức. Tuy không phải ai cũng sẽ bị rạn da, nhưng đa phần các trường hợp bị rạn da đều liên quan đến nguyên nhân thay đổi nồng độ hormone cơ thể, yếu tố di truyền…
Cụ thể:
Dậy thì: Trong giai đoạn này hormone cơ thể thay đổi nên nếu không có biện pháp ngăn ngừa thì những vết rạn da chân cũng rất dễ xuất hiện. Rạn da tuổi dậy thì thường gặp ở những trẻ cao lên hoặc tăng cân quá nhanh.
Mang thai: Giai đoạn thai kỳ cũng tương tự như giai đoạn dậy thì. Bên cạnh thay đổi hormone thì khi mang thai, người phụ nữ cũng thường tăng cân nhanh, trọng lượng cơ thể dồn lên chân cũng lớn hơn, do đó càng dễ làm xuất hiện vết rạn da chân.
Giảm hoặc tăng cân đột ngột quá nhanh: Giảm cân hoặc tăng cân quá nhanh khiến da không kịp sản xuất collagen đáp ứng nhu cầu thì cũng sẽ gây ra tình trạng rạn da.
Tập gym nặng làm cơ tăng nhanh: Tương tự như tăng cân nhanh. Việc tăng cơ quá nhanh sẽ làm vỡ cấu trúc da làm các vết rạn da xuất hiện ở nhiều khu vực như ngực, nách, đùi, bắp chân…
Da dùng nhiều hóa chất hoặc bôi corticosteroid trong thời gian dài: Da tiếp xúc với hóa chất hoặc corticosteroid trong một thời gian dài cũng khiến lớp collagen tự nhiên của cơ thể bị suy yếu, da thiếu hụt collagen gây rạn da.
Người mắc hội chứng Marfan hoặc bệnh Cushing: Bệnh di truyền làm suy yếu da và gây tăng trưởng bất thường. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân làm rạn da xuất hiện.
Cách làm mờ vết rạn da ở chân
1. Cách làm mờ rạn da chân bằng dầu ô liu
Dầu ô liu là một trong những vũ khí tự nhiên tuyệt vời để chống lại tình trạng rạn da chân nói chung và rạn da ở bắp chân nói riêng. Nguyên liệu này giàu vitamin E có đặc tính dưỡng ẩm cao, giúp làm mềm các vết rạn, giảm ngứa.
Ngoài ra, vitamin E kết hợp với chất béo lành mạnh được tìm thấy trong dầu ô liu còn hoạt động như một chất chống oxy hóa. Nó giúp bảo vệ vùng da bị tổn thương khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời, tiêu diệt các gốc tự do, đồng thời kích thích tái tạo các tế bào da, tăng cường sản xuất collagen phục hồi các liên kết da bị đứt gãy, giúp da có độ co giãn tốt hơn và sáng đều màu so với vùng da xung quanh.
Dầu ô liu có nguồn gốc từ thiên nhiên nên khá lành tính. Nó thích hợp với mọi loại da, kể cả da nhạy cảm. Bạn có thể sử dụng dầu ô liu để thay thế cho các loại kem trị rạn da đắt đỏ theo hướng dẫn dưới đây.
2. Mẹo làm mờ vết rạn da chân bằng nghệ
Nghệ nổi tiếng là nguyên liệu có khả năng trị sẹo, làm mờ vết rạn da tốt nhờ chứa nhiều curcumin. Hoạt chất này có đặc tính chống oxy hóa mạnh, nó giúp sát khuẩn, giảm cảm giác ngứa ngáy châm chích khó chịu, đồng thời chữa lành tổn thương trên da.
Để gia tăng công dụng điều trị, bột nghệ thường được kết hợp với sữa tươi không đường. Đây là một nguyên liệu có khả năng dưỡng ẩm tốt. Sữa tươi cũng đóng góp tích cực vào việc cải thiện sắc tố da, giúp các vết rạn dần hồi phục và trông đều màu so với vùng da lành xung quanh.
Nghệ là một trong những nguyên liệu thiên nhiên nổi tiếng với tác dụng trị ran da chân
Cách sử dụng:
- Trộn bột nghệ với sữa tươi theo tỷ lệ 1:1 bạn sẽ được một hỗn hợp sền sệt
- Sau khi rửa sạch bắp chân và vùng da bị rạn ở chân, hãy lấy hỗn hợp trên thoa đều che phủ toàn bộ vùng da bị rạn
- Để trong 20 phút bạn có thể lấy nước rửa lại cho sạch.
- Không chỉ giúp làm mờ rạn da chân, cách này còn có hiệu quả đối với các trường hợp bị rạn da ở ngực hay bụng.
Tham khảo:
Phương pháp trị rạn da sau sinh tại nhà hiệu quả các mẹ bầu nên dùng
Rạn da lâu năm có trị được không? Một số cách trị rạn da lâu năm hiệu quả
3. Cách trị rạn da chân bằng nha đam
Nếu trong vườn nhà có sẵn nha đam, bạn nên tận dụng ngay nguyên liệu này để xóa mờ vết rạn da xấu xí ở bắp chân. Sở dĩ, nha đam được sử dụng để trị rạn da là vì những lý do sau:
- Gel nha đam chứa một lượng lớn collagen thực vật. Chất này giúp nuôi dưỡng các tế bào da, làm da có độ đàn hồi, co giãn tốt hơn, ngăn chặn sự hình thành của các vết rạn mới ở chân.
- Vitamin E, C và các khoáng chất có trong nha đam giúp làm dịu cơn ngứa, kích thích tái tạo da, cải thiện tình trạng sạm màu ở các vết rạn
- Cùng với đó, nha đam còn cung cấp các hoạt chất Polysaccharides, glycoprotein có tác dụng trẻ hóa làn da, làm đầy vùng sẹo lõm do vết rạn da chân gây ra.
Cách trị rạn da chân đơn giản nhất là dùng gel nha đam thoa trực tiếp lên vết rạn mỗi ngày 1 lần. Ngoài ra, nha đam còn được kết hợp chung với vitamin E để tăng cường bổ sung tinh chất dưỡng ẩm và đẩy nhanh tốc độ phục hồi của da.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 5 thìa gel nha đam và 3 viên nang vitamin E
- Chọc lỏng viên nang và nặn dung dịch vitamin E cho vào chén
- Thêm gel nha đam vào trộn đều lên
- Áp dụng hỗn hợp lên da mà mát xa đều tay theo chuyển động tròn tạo điều kiện cho các dưỡng chất quý thẩm thấu vào sâu bên trong vết rạn.
- Áp dụng đều đặn mỗi ngày 1 lần, sau khoảng 4 tuần các vết rạn sẽ mờ đi trông thấy.
4. Điều trị rạn da chân bằng dầu dừa
Cùng với dầu ô liu, dầu dừa cũng được sử dụng rộng rãi để xóa vết rạn da ở chân. Hàm lượng vitamin E phong phú có trong dầu dừa là một chất dưỡng ẩm, chống oxy hóa tuyệt vời. Nó giúp làm mềm, chống lại hiện tượng xơ sẹo ở các vết rạn, làm mềm da.
Phân tích thành phần của dầu dừa, các nhà nghiên cứu còn tìm thấy nhiều vitamin K và acid lauric. Những chất này thúc đẩy cơ thể tăng cường sản xuất collgen và tế bào da mới nhằm chữa lành tổn thương do vết rạn để lại ở da chân.
Cách 1: Thoa dầu dừa nguyên chất
- Lấy một ít dầu dừa cho vào lòng bàn tay và xoa nhẹ để làm nóng dầu
- Áp lòng bàn tay lên khu vực da cần điều trị để dầu dừa được thoa đều lên da
- Lặp lại thao tác trên 2 – 3 lần mỗi ngày
Cách 2: Kết hợp dầu dừa với muối và đường
- Chuẩn bị 100ml dầu dừa, muối và đường mỗi loại 1 thìa
- Trộn cả 3 với nhau cho đều rồi thoa lên da phủ kín khu vực có vết rạn
- Thực hiện thao tác mát xa một cách nhẹ nhàng. Các hạt đường và muối sẽ hoạt động trên da loại bỏ đi các tế bào chết và tế bào da bị sừng hóa ở vết rạn, đồng thời làm thư giãn các dây thần kinh, kích thích lưu thông máu dưới da.
- Để hỗn hợp trên da trong 20 phút và dùng khăn ẩm lau sạch đi
5. Khoai tây trị rạn da chân hiệu quả
Khoai tây giàu beta carotene, vitamin A, B, C và nhiều loại axit. Chúng có khả năng làm mờ vết rạn da ở chân hay đùi, làm trắng, dưỡng ẩm, chống lão hóa và tăng cường sức sống cho làn da. Chính vì những tác dụng tuyệt vời này mà khoai tây được chị em phụ nữ ưa chuộng trong làm đẹp. Bạn cũng có thể tận dụng nguyên liệu rẻ tiền này để trị rạn da chân và các vết rạn ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể.
Khoai tây có khả năng dưỡng ẩm, giảm ngứa, xóa mờ các vết rạn da ở chân, đùi
Cách thực hiện:
- Gọt vỏ một củ khoai tây tươi và bào thành những lát mỏng
- Chà xát những lát khoai tây lên vùng da có vết rạn để nước trong khoai tây dính vào da
- Nằm im, để những lát khoai tây trên chân 15 phút rồi gỡ ra
- Rửa sạch chân lại với nước
- Khoai tây có tính tẩy mạnh, bạn chỉ nên áp dụng cách này tối đa 3 lần trong tuần để da không bị ăn mòn.
Ngoài cách trên, bạn có thể ép khoai tây tươi lấy nước thoa trực tiếp lên da. Một số người còn dùng khoai tây hấp chín, nghiền nhuyễn rồi trộn chung với sữa tươi làm mặt nạ trị rạn da sẽ cho hiệu quả tốt hơn.
Có nhiều cách để phòng ngừa cũng như trị rạn da ở chân. Điều bạn cần có chính là sự kiên nhẫn khi thực hiện những biện pháp trên. Chúc các bạn sớm lấy lại vẻ tự tin của mình để diện những trang phục quyến rũ nhất khi không còn bị làm phiền bởi những vết rạn trên chân.
Chi tiết rạn da xem thêm tại đây: