Đến với đảo Nam Du nhiều người ngỡ ngàng bởi các địa điểm tham quan vô cùng đẹp cùng với 7các món ăn cũng rất hấp dẫn. Hãy cùng khám phá tất tần tật về hòn đảo này nhé.
Đảo Nam Du
Nam Du là một quần đảo nhỏ thuộc huyện Kiên Hải tỉnh Kiên Giang. Đảo lớn nhất ở quần đảo Nam Du là hòn Lớn, thuộc xã An Sơn, nhưng xưa nay bà con quen gọi là hòn Củ Tron. Du lịch đảo Nam Du vẫn chưa phát triển, mọi thứ còn khá hoang sơ và tự nhiên.
Tàu đi đảo Nam Du
Về cơ bản cách đi đến đảo Nam Du giống với cách đi Phú Quốc. Tức là bạn sẽ đi xe khách đến Rạch Giá, sau đó bắt tàu đi Nam Du.
Để bắt tàu đi đảo, bạn phải có mặt trước 8 giờ sáng tại bến tàu. Tàu cao tốc Ngọc Thành: bạn có thể đặt vé tại 456 Mạc Cửu, Vĩnh Quang. Điện thoại đặt vé: 077.3863019 / 0918914188, nhận vé tại quầy vé bến tàu Rạch Giá hoặc 456 Mạc Cửu.
Với các bạn đi Phượt Nam Du, bạn có thể gửi xe máy tại Rạch Giá. Ở bến tàu Rạch Giá có rất nhiều nơi nhận giữ qua đêm, chủ yếu là các nhà nghỉ ở đường Nguyễn Công Trứ giá dao động từ 10-15k/ ngày. Có thể gửi ở nhà nghỉ Thiên Trang (26 Nguyễn Công Trứ, Rạch Giá) cách bến tàu chừng 150 mét, giá 10k/ ngày, có nơi để xe rộng và an toàn.
Khoảng 11 giờ tàu cập bến N.Du (Hòn Củ Tron). Bạn có thể ăn cơm trưa tại quán
Cơm Năm Nương (ĐT: 0169 247 6540), tiện có số điện thoại đây, bạn có thể gọi đặt cơm trước, đến có đồ ăn luôn. Quán nhỏ, chủ yếu phục vụ cơm bình dân, giá cũng khá mềm từ 35-50k/ phần, nhưng được cái cơm, canh được ăn thoải mái, “hết châm thêm không tốn tiền” là câu nói của Cô Năm.
Quán ăn ngon trên đảo Nam Du
Ăn sáng: có rất nhiều quán ở Bãi Chệt (gần bến tàu cao tốc) và cả quán cơm Cô Năm cũng có bán đủ món từ bún riêu, cơm sườn, bún chả cá.
Ăn tối: Nếu muốn ăn cơm thì bạn phải dặn cô Năm nấu, vì buổi chiều mình rất ít thấy ai ăn cơm, nên cô Năm không nấu sẵn. Hay có thể nhờ cô Năm mua hải sản về, cô chỉ lấy tiền nấu nướng, gia vị thôi chứ kê tiền mua hải sản. Cá nướng giấy bạc 90k/ con.
Ngoài ra, bạn có thể liên hệ với chị Yến (nhà trọ Kim Yến- ĐT: 0939486262) để đặt cơm dùm, cơm này nấu giống gia đình ăn hơn, mỗi phần cũng tầm 50k, nhưng ăn uống theo yêu cầu của thực khách, và họ sẽ nấu theo ý muốn, giống ăn kiểu gia đình hơn.
>>> Xem thêm: Tour du lịch Cô Tô
Những điểm tham quan trên đảo Nam Du
Thông thường các nhóm phượt đi Nam Du với hai trường phái, nhóm đi lần đầu thì thích đi thăm thú khắp nơi, còn nhóm đã đi hơn một lần thì thích cắm trại, câu cá.
Cắm trại: thì có Hòn Mấu (nhưng giờ hơi bị dơ do rác), Hòn Dầu, Hai Bờ Đập và Bãi Cây Mến. Nhưng thời gian gần đây thấy các bạn hay cắm trại ở Hai Bờ Đập là nhiều nhất.
Hải đăng Nam Du và khu quân sự (trên đỉnh Hòn Lớn): từ bến tàu lên tới hải đăng chừng 2.5km bằng đường nhựa nhưng dốc nên đi lên rất mệt, bạn có thể chọn 4 phương án để đi: đi bộ (mệt nhưng không tốn tiền), đi xe ôm cả đi lẫn về (80k), đi xe ôm 1 chuyến lên, chuyến về đi bộ (50k, thường nếu có thời gian bạn nên chọn phương án này), thuê xe máy (bạn phải là tay lái cứng vì đường rất dốc, lưu ý chọn xe tương tối tốt, cực tuyệt với xe PRC, nếu không muốn dẫn bộ).
Bãi Cây Mến (Hòn Lớn): đây có thể xem là bãi biển đẹp nhất trong quần đảo Nam Du, với bờ dừa xanh, bãi cát trắng và nước biển trong vắt nằm vào vịnh nhỏ nên rất ít song.
Hòn Mấu: muốn đến được Hòn Mấu bạn phải thuê tàu, hòn Mấu cũng khá đẹp, nhưng người dân ở cũng đông dần, và hệ lụy của nó là rác do con người thải ra.
Hòn Hai Bờ Đập: là một hòn khá đẹp, sóng yên, thích hợp cho câu cá và cắm trại. Đây là nơi nối 2 hòn Bờ Đập, theo lời kể của bác lái tàu, cách đây hơn 40 năm (khoảng 1969) về trước tàu thuyền có thể qua lại nơi nầy, nhưng bây giờ nó đã nối liền hai hòn lại với nhau.
Hòn Nồm: thường một số hòn không có người ở, có hòn thì chỉ vài ba mái nhà, chúng ta thường ngắm từ ngoài, vì một số hòn có đá ngầm nên tàu không thể cập bến được.
Có thể bạn quan tâm:
>>> Kinh nghiệm du lịch Cô Tô, thiên đường biển đảo đáng trân quý
>>> Cô Tô – Cát Bà sự lựa chọn nào chuẩn nhất cho bạn vào hè 2020?