Hầu hết phụ nữ mang thai đều bị rạn da ở tháng thứ 6 hoặc 7 của thai kỳ. Chúng tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng có thể kéo dài trong suốt nhiều năm khiến làn da trở nên mất thẩm mỹ. Bạn sẽ không còn phải lo lắng về vấn đề này nếu biết được cách trị rạn bụng khi mang thai dưới đây. Những mẹo này khá an toàn và có thể cho hiệu quả cao nếu kiên trì áp dụng.
Rạn da khi mang thai
Rạn da thường gặp ở những người bị tăng cân nhiều trong một thời gian ngắn, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai. Trong quá trình mang thai, càng về sau, thai nhi càng lớn dần về kích thước, thể tích ối cũng tăng lên. Cùng với sự phát triển của thai nhi, người mẹ cũng bị tăng nhiều về trọng lượng. Bình thường, các sợi collagen và elastin có thể đàn hồi căng ra và co lại theo ý muốn nên không gây bị rạn da. Nhưng ở phụ nữ mang thai, sự thay đổi của cơ thể diễn ra quá nhanh khiến các vùng da mỏng như bụng, đùi, mông không kịp giãn ra, các sợi collagen và elastin không kịp đàn hồi để thích nghi gây ra tình trạng đứt gãy collagen và liên kết mà hình thành nên các vết rạn da.
Biểu hiện của rạn da:
- Rạn da không gây đau. Tuy nhiên, ở những người có nguy cơ rạn da, dấu hiệu lâm sàng sớm thường gặp là cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ở các vùng có nguy cơ rạn da như bụng, mông, đùi, ngực. Sau đó trên da sẽ bắt đầu xuất hiện những đường nứt nhỏ, hơi căng bóng hơn so với các vùng da thường xung quanh.
- Vết rạn ban đầu có màu hồng nhạt, sau đó dần dần tím thẫm rồi lâu ngày sẽ chuyển thành màu trắng hoặc thâm.
- Tùy theo cơ địa mỗi người cũng như khả năng phục hồi collagen và elastin sau sinh mà mức độ rạn da ở mỗi người là khác nhau. Có người rạn ít, có người rạn nhiều, vết rạn có thể nông hoặc sâu, rạn dài hay ngắn, vết rạn ngang hay rạn dọc theo thành bụng.
Ở phụ nữ mang thai, rạn da có thể xuất hiện ở tháng thứ 4 của thai kỳ nhưng thường gặp nhất ở tháng thứ 6, tháng 7 trở đi do ở giai đoạn này, thai nhi tăng trưởng nhanh về trọng lượng cơ thể. Sau khi sinh, đa phần các trường hợp bị rạn da đều không thể đàn hồi về trạng thái như ban đầu. Lúc này, để cải thiện phận rạn da cần sử dụng kết hợp các loại máy móc với sản phẩm để làm săn da. Một số trường hợp rạn nặng, vết rạn nhiều, dài và sâu, để xử lý hết vết rạn thì cần can thiệp bằng phẫu thuật.
Tham khảo:
Trị rạn da sau sinh bằng tỏi hiệu quả ngay từ lần đầu tiên
Cách trị rạn da sau sinh bằng dầu dừa tốt dành cho các mẹ bỉm sữa
Cách trị rạn bụng khi mang thai hiệu quả
1. Dầu dừa
Dầu dừa có rất nhiều công dụng hữu ích trong ngăn ngừa rạn da là công dụng tuyệt vời đối với bà bầu, không chỉ có vậy dầu dừa còn rất tốt cho phụ nữ đang cho con bú. Các mẹ đang mang bầu nên dùng dầu dừa khi mang thai tháng thứ 4-5 và dùng hàng ngày mỗi buổi tối sau khi tắm để bôi lên da bụng. Với chị em đang cho con bú, có thể dùng dầu dừa bôi đầu ti để tránh bị nứt ti. Uống một thìa dầu dừa nhỏ mỗi sáng còn rất tốt cho sữa và làm nhiều sữa hơn. Phụ nữ mang thai chẳng may bị rạn da vẫn có thể dùng dầu dừa để hạn chế vết rạn và làm mờ dần vết rạn da.
Nguyên liệu:
– Dừa đã nạo (khoảng 1kg) (Dừa này các mẹ có thể mua ngoài chợ hoặc có thể mua quả về nạo nhưng làm cách này sẽ khá mất thời gian đấy. Tốt nhất là nên mua dừa đã nạo rồi).
– Máy xay sinh tố
– Nước sôi
– Dụng cụ để lọc
Thực hiện:
– Dừa nạo (1kg) đổ ra bát cho thêm khoảng 300-400ml nước đun sôi vẫn còn nóng sau đó dùng đũa đảo đều và cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn hoặc dùng tay đảo đều và vắt qua màng lọc. Khi sử dụng máy xay sinh tố, các bạn nhớ xay nhuyễn và cho vào một tấm vải sạch, mỏng để dễ vắt nước hơn. (đây được gọi là nước cốt dừa).
Cho nước cốt vừa lọc được vào chảo hoặc nồi đun sôi tới khi nước bay hơi hết thì còn 1 lớp dừa màu ngà vàng đọng xuống dưới, lớp dầu nổi lên trên. Dùng chảo thì nước dễ bay hơi hơn. Khi đun nhớ dùng đũa khuấy đều tay.
Cứ tiếp tục đun nhỏ lửa cho đến khi thấy các cấn dừa chuyển sang màu vàng là được. Bạn không nên để vàng quá vì khi đó dầu dừa thu được sẽ sậm màu. Chú ý khi nước gần cạn thì giảm lửa kẻo cháy vàng thì dầu dừa sẽ không được trong.
Tắt bếp, dùng muôi múc lớp dầu cho vào lọ. Nếu cẩn thận, chị em có thể lọc qua một lần nữa bằng màng lọc để loại bỏ hết cấn.
Vậy là bạn đã có được dầu dừa để dùng rồi đấy!
Cách bảo quản:
Dầu dừa hơi sền sệt như dầu ăn, mùi rất thơm (giống kẹo dừa), màu trong hoặc ngà tùy vào loại dừa và độ lửa khi đun. Dầu dừa không cần bảo quản lạnh mà vẫn dùng được rất lâu (6 tháng đến 2 năm). Để tủ lạnh thì tốt hơn, nhưng dầu sẽ đông đặc lại (không ảnh hưởng gì đến chất lượng). Khi dùng, bạn chỉ cần lấy ra ngoài đợi dầu tan ra.
2. Dầu oliu
Giống với dầu dừa, dầu oliu cũng chứa một lượng lớn các axit béo bão hóa và chưa bão hòa, vitamin E, vitamin K và các khoáng chất.
Nhờ vậy, dầu oliu có thể thẩm thấu nhanh vào da, siết chặt sự liên kết của các tế bào da, cung cấp độ ẩm và làm tăng khả năng bảo vệ, phục hồi nhanh các vùng da bị tổn thương.
Ngoài ra, vitamin E có trong dầu oliu cũng sẽ giúp làm chậm quá trinh lão hóa, từ đó mang đến sức sống cho làn da của mẹ.
Phương pháp sử dụng:
Bắt đầu từ tháng thứ 4 của thai kỳ trở đi, các mẹ nên thoa dầu oliu hàng ngày và kéo dài liên tục cho đến sau khi sinh ít nhất là 1 tháng.
Mỗi ngày các mẹ nên thoa 2 lần vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp hạn chế tối đa việc hình thành vết rạn da. Mỗi lần thoa các mẹ nên bôi dầu và massage trong khoảng 15 phút ở những vùng da có nguy cơ bị rạn.
3. Bột nghệ và sữa chua
Nhờ chứa hàm lượng lớn axit lactic sữa chua có tác dụng ngăn ngừa sự xâm nhập và kiếm chế hoạt động của các loại vi khuẩn có hại, tạo nên màng chắn bảo vệ da.
Ngoài ra, các vi khuẩn lên men có trong sữa chua giúp kích thích quá trình làm lành các thương tổn của da, dưỡng da mềm mịn, hạn chế sự lão hóa.
Kết hợp cả hai nguyên liệu siêu phẩm nghệ và sữa chua sẽ giúp các mẹ có được một cách chống rạn da khi mang thai vô cùng hoàn hảo.
Chuẩn bị
- 3 muỗng café bột nghệ
- ½ hũ sữa chua không đường
Thực hiện
- Các mẹ trộn đều bột nghệ và sữa chua lại với nhau, khuấy thành hỗn hợp sền sệt.
- Làm sạch cơ thể với nước ấm, sau đó trong lúc còn ẩm, các mẹ thoa hỗn hợp vừa làm lên các vùng da bị rạn, massage nhẹ nhàng.
- Chờ từ 10 – 15 phút để hỗn hợp khô lại rồi rửa sạch với nước lạnh.
Thực hiện đều đặn 3 – 4 lần/ tuần vùng da bị rạn sẽ được chữa lành nhanh chóng, hạn chế hình thành những vết rạn mới. Hỗn hợp này có thể sử dụng cho toàn cơ thể để mang lại làn da trắng sáng toàn diện.
Trên đây là những cách trị rạn bụng khi mang thai hiệu quả, dễ thực hiện. Hãy bắt đầu nên kế hoạch áp dụng ngay từ hôm nay để các vết rạn da không còn là nỗi ám ảnh của bạn.
Chi tiết trị rạn xem thêm tại đây: