Làn da của phụ nữ mang thai sẽ có những sự thay đổi rất nhiều và thường bị kéo căng trong suốt thai kỳ, làm xuất hiện các vết nứt quanh vùng bụng, hông và đùi. Tuy nhiên, nếu chịu khó tìm hiểu và phòng tránh thì mẹ bầu hoàn toàn có thể ngăn chặn hoặc giúp làm giảm tình trạng bị rạn da khi mang bầu ngay từ những ngày đầu.
Tại sao bạn bị rạn da khi mang bầu?
Vết rạn da xuất hiện khi trọng lượng cơ thể bạn bắt đầu tăng nhanh hơn so với mức độ co giãn của da. Hai khu vực thường có nhiều vết rạn da nhất trong thời gian mang bầu là ngực và bụng, tiếp đến là cánh tay, mông và bắp đùi. Các vết rạn sẽ có màu tím hoặc đỏ và từ từ chuyển thành màu xám hoặc đen sau khi mẹ bầu sinh con.
Theo nghiên cứu, 90% phụ nữ mang bầu gặp phải tình trạng rạn da vào khoảng tháng thứ 6 – 7 của thai kỳ.
Yếu tố di truyền đóng vai trò không nhỏ trong việc quyết định liệu bạn có bị rạn da hay không. Nếu mẹ bạn từng bị rạn da khi mang bầu, bạn có nguy cơ gặp tình trạng tương tự.
Màu sắc của các vết rạn sẽ phụ thuộc vào làn da của mỗi người. Theo Hiệp hội Thai kỳ Hoa Kỳ, nếu da bạn sáng màu, các vết rạn thường màu hồng. Đối với phụ nữ có làn da sẫm màu hơn, vết rạn thường sáng hơn màu da của họ.
Cách ngăn ngừa và điều trị vết rạn da khi mang bầu
Tham khảo:
Cách trị bụng rạn sau sinh an toàn hiệu quả cho chị em tham khảo
Rạn da ở độ tuổi dậy thì có điều trị được không? Cách phòng tránh
Thực tế là không có cách nào để ngăn ngừa rạn da, cho dù bạn dùng bất cứ một loại kem dưỡng da hay kem dưỡng ẩm nào.
Tuy nhiên, phụ nữ hoàn toàn có thể chăm sóc da khi mang bầu để hạn chế các vết rạn da thấp nhất có thể bằng cách giữ da luôn có độ ẩm cần thiết với các loại kem dưỡng da hoặc kem dưỡng ẩm Xoa bóp kem, dầu vào các vết rạn da sẽ không làm cho các dấu hiệu biến mất. Tuy nhiên, sử dụng chúng sẽ giúp làn da của bạn mịn màng và săn chắc hơn. Chúng ta không cần phải sử dụng các loại kem hoặc dầu đắt tiền. Kem dưỡng da có nguồn gốc từ vtamin A, chẳng hạn như tretinoin (Retin-A), có thể có tác dụng nhỏ đối với các vết rạn da.
Theo năm tháng, các vết rạn sẽ mờ dần thành các vệt mịn gần với màu da của bạn hơn. Bạn có thể không thích vẻ ngoài của vết rạn da của bạn bây giờ, nhưng chúng sẽ có vẻ tốt hơn rất nhiều trong khoảng một năm.
Các mẹ bỉm sữa có thể thử thực hiện các bài tập hoạt động, thể dục trên các khu vực có vết rạn da của cơ thể. Mặc dù các hoạt động này không giúp các vết rạn biến mất hoàn toàn nhưng nó sẽ giúp làn da ở khu vực bị rạn sáng lên.
Khi mẹ có chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp với tập thể dục, chắc chắn cơ thể cũng như làn da của mẹ bầu sẽ trở nên tốt và săn chắc hơn.
Lưu ý, các mẹ không nên mua các loại kem thuốc nào trên mạng nếu như không được bác sĩ khuyên dùng, vì nó có thể chứa chất tretinoin. Khi chưa biết chính xác thành phần, tác dụng của các loại kem này, chúng có thể gây nguy hiểm đến cơ thể và làn da của các mẹ, đặc biệt đối với phụ nữ đang mang thai. Tretinoin được biết là chất gây ra dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh. Cho đến khi vết rạn da của bạn mờ dần, bạn có thể sử dụng lớp trang điểm để che giấu các vùng rạn trên da.
Các mẹ không nên mua các loại kem thuốc nào trên mạng nếu như không được bác sĩ khuyên dùng
Một lựa chọn khác dành cho những mẹ có điều kiện hơn là phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ, chẳng hạn như liệu pháp laser làm nóng da. Phương pháp này thúc đẩy tăng trưởng collagen và thu nhỏ các mạch máu bị giãn. Các mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi lựa chọn phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ. Các bác sĩ, chuyên gia có thể gợi ý những cách khác an toàn, hiệu quả để giúp mẹ cảm thấy tốt hơn đối với làn da và cơ thể của mẹ.
Để giúp người mẹ vẫn luôn khỏe đẹp trong thai kỳ và thai nhi phát triển toàn diện thì việc chăm sóc bản thân ngay từ những ngày đầu mang thai là điều rất quan trọng. Tuy nhiên, đối với những người lần đầu làm mẹ hay đã từng trải qua thời gian mang thai nhưng chưa cảm thấy tự tin về cách chăm sóc bản thân thì việc lựa chọn một chương trình chăm sóc thai sản trọn gói sẽ là giải pháp giải quyết những băn khoăn, lo lắng của người mẹ.
Xem thêm chi tiết về rạn da tại đây: